Kỹ thuật nuôi ếch chi tiết cho người mới bắt đầu

Kỹ thuật nuôi ếch chi tiết cho người mới bắt đầu

Có thể nói nuôi ếch đang là một mô hình kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận đến cho bà con hiện nay. Để nuôi được ếch cần có những kỹ thuật và kinh nghiệm riêng thì mới có thể đem lại thành công. Bài viết sau đây, Akereso sẽ giới thiệu về những kỹ thuật nuôi ếch cho những người mới và muốn tìm hiểu thêm.

Xây hồ phù hợp khi nuôi ếch

Để có chỗ nuôi ếch thì bạn phải xây hồ, với mô hình hiện nay thì ếch thường được nuôi trong hồ xi măng. Do loại hồ này dễ dàng xây dựng và phù hợp với bất kỳ vùng nào của Việt Nam.

Quá trình xây hồ

Xây hồ phù hợp khi nuôi ếch

Với những gia đình không thuận lợi về vị trí để nuôi ếch thì không thể có nhiều lựa chọn hơn cho vị trí nuôi ếch. Tuy nhiên nếu được người nuôi nên xây hồ nuôi tại những vị trí rộng rãi, thoáng mát nếu gần hồ tự nhiên càng tốt. Người nuôi phải hết sức chú ý không để hồ nuôi tại nơi ồn ào, đông người qua lại điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến lũ ếch.

Do khí hậu Việt Nam khô nóng nên bạn cần sử dụng lưới cắt nắng cho hồ. Tuy nhiên không che kín toàn bộ hồ nuôi mà vẫn để khoảng trống cho ếch tắm nắng. Kích thước tiêu chuẩn cho một hồ xi măng là có diện tích khoảng 6 đến 10m2 và chiều cao hồ từ 1,1 đến 1,5m. Dưới đáy hồ phải láng xi măng hoặc lát gạch vừa chứa nước vừa tránh ếch đào hố.

Trong khi xây hồ người nuôi phải tính toán về đường thoát nước, tạo độ dốc cho đáy hồ về phía hố thoát nước. Điều này thuận tiện hơn trong quá trình vệ sinh hồ nuôi, không gây ứ đọng nước. Mọi người lưu ý phải thiết kế phần nắp cống thoát nước nếu không ếch sẽ theo đường đó mà chui ra ngoài.

Về việc thiết kế hồ ếch bà con nên tạo ra môi trường sống gần gũi cho ếch như thả bèo, thêm các khúc gỗ hoặc tre cho ếch di chuyển và che nắng. Để an toàn tuyệt đối cho đàn ếch của mình bà con nên rào chắn lại xung quanh khu vực nuôi vừa chống trộm vừa tránh được các con vật khác đến ăn ếch.

Phương pháp xử lý bể nuôi

Bể mới xây sẽ có mùi xi măng và vật liệu xây dựng khác rất dễ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của ếch. Nên bạn cần khử mùi trước khi thả ếch vào nuôi, một mẹo nhỏ giúp giảm mùi nhanh hơn đó là băm nhỏ thân cây chuối và rải vào hồ. Chính vì vậy nếu có ý định nuôi ếch bà con nên xây hồ trước đó khoảng 1 tháng.

Trong thời gian chờ đợi người nuôi nên ngâm hồ với thuốc tím, vôi sống hay chlorine. Kết thúc 1 tháng ngâm hồ, bà con tiến hành tháo hết phần nước đó đi và chờ hồ khô ráo rồi mới đổ nước sạch vào. Bạn nên để mực nước cao khoảng 30 đến 40cm, để nước ở nhiệt độ 22 đến 28 độ là tốt nhất. Bên cạnh đó người nuôi cũng cần phải chú ý đến độ pH của nước trong khoảng 6,5 đến 7.

Làm màng, lưới che nắng

Làm màng, lưới che nắng

Như đã biết bạn cần sử dụng lưới che nắng cho hồ nuôi ếch, chúng không chỉ giúp che chắn ánh nắng và còn làm giảm bớt tác động của mưa, gió. Để sử dụng được lâu dài người nuôi nên tìm địa chỉ mua lưới chắn nắng chất lượng, đem lại hiệu quả cao. Lưới chắn nắng kém chất lượng rất dễ bị mục khi để lâu ngoài nắng.

Nếu như biết chọn loại lưới chắn nắng nào bạn có thể sử dụng loại lưới chắn nắng của Thái Lan. Loại lưới này có độ bền rất cao với tuổi thọ sử dụng từ 5 đến 7 năm. Nhờ sử dụng chất liệu tốt và quy trình dệt hiện đại mà lưới chắn nắng Thái Lan bền đẹp, không bị thấm nước.

Lưới có 3 màu đen, xanh lá, xanh đen cho bạn tha hồ lựa chọn. Lưới dùng để che nắng cho hồ nuôi ếch rất tốt, đảm bảo mang lại hiệu quả. Hiện nay bạn có thể tìm mua lưới che nắng cao cấp với chất lượng xuất khẩu tại Công ty Hsia Cheng Việt Nam.

Lựa chọn con giống chất lượng và phù hợp

Lựa chọn con giống chất lượng và phù hợp

Sau khi có hồ nuôi ếch rồi tiếp theo người nuôi cần lựa chọn giống ếch để nuôi. Bây giờ có rất nhiều giống ếch nhưng những giống ếch đem lại hiệu quả kinh tế cao thì bạn có thể tham khảo 2 giống ếch sau:

  • Ếch đồng Việt Nam: đây là giống ếch được nhiều người yêu thích vì thịt săn chắc, mỗi con nặng khoảng 50 đến 200g. Vì sự thay đổi khí hậu và vấn đề về môi trường làm số lượng ếch ngày càng ít. Do đó người ta chuyển sang mô hình nuôi ếch trong hồ vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Ếch Thái Lan: giống ếch Thái Lan này đã được nuôi đem lại giá trị kinh tế từ lâu. So với giống ếch của Việt Nam thì loại ếch Thái này lớn gấp đôi, mỗi con nặng khoảng 200 đến 400g.

Khi chọn giống người nuôi phải quan sát thật kỹ ếch giống để có được lứa ếch tốt nhất. Về màu sắc của ếch chọn những con có màu vàng sậm, da căng bóng, không bị tật hay bệnh. Chọn cả lứa ếch đồng đều về độ tuổi và kích thước, ếch tầm tháng rưỡi và dài khoảng 4 đến 6cm là tốt nhất.

Lựa chọn thức ăn khi nuôi ếch

Cũng giống như con người cần chế độ dinh dưỡng phù hợp thì thức ăn cho ếch cũng rất quan trọng để ếch phát triển. Ngoài các nguồn thức ăn tự nhiên như tôm, cá nhỏ, côn trùng, … thì hiện nay người ta còn nuôi ếch bằng cám viên.

Lượng thức ăn của ếch sẽ tùy thuộc vào kích thước của con ếch đó. Theo kinh nghiệm và các kỹ thuật nuôi ếch thì trong một ngày người nuôi nên chia thành nhiều bữa cho ếch ăn. Khi bắt đầu nuôi ếch, bạn cho ếch ăn 3 đến 4 lần trong ngày, buổi sáng và trưa cho ăn nhiều hơn bữa xế lúc 8-9h và chiều tối.

Nếu ếch lớn hơn có trọng lượng hơn 100g thì giảm bớt xuống cho ăn 2 đến 3 lần trên ngày. Khi cho ếch ăn cá thì lưu ý chọn cá nhỏ hoặc băm nhỏ ra tránh ếch không ăn vừa miệng. Nhớ cho lượng thức ăn vừa đủ với số lượng ếch, tránh lãng phí thức ăn và làm bẩn hồ nuôi.

Kỹ thuật nuôi ếch và chăm sóc hiệu quả

Kỹ thuật nuôi ếch và chăm sóc hiệu quả

Quá trình nuôi ếch thực sự không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự chăm chỉ và những kỹ thuật từ người nuôi. Trong suốt quá trình nuôi ếch người nuôi cần phải để ý, thay nước trong bể thường xuyên. Tránh để nước bị bẩn tạo rêu, ô nhiễm môi trường sống của ếch. Nước không được bơm trực tiếp vào bể mà cần để lắng ở bể dự trữ cho bớt mùi kim loại.

Phân làn riêng cho từng loại ếch để dễ kiểm soát như những giống ếch khác nhau, ếch to hay ếch nhỏ. Đặc biệt dễ cho việc cách ly những con ếch bị bệnh ra khỏi đàn. Khi thay nước hay cho ếch ăn bạn hãy quan sát kỹ xem con nào có biểu hiện lạ thì tách chúng ra ngay.

Một số bệnh thường gặp ở ếch nuôi

Khi nuôi ếch vất vả và lo lắng nhất là khi đàn ếch bị bệnh. Một con ếch bị bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến cả đàn và làm giảm hiệu quả kinh tế. Người nuôi ếch sẽ bắt gặp một số bệnh thường gặp ở loài ếch như sau:

  • Bệnh đường ruột: Bụng ếch bị phình lên, bơi lội khó hơn. Nguyên nhân là do thức ăn của ếch bị hỏng, phần thức ăn thừa sót lại tại bể.
  • Bệnh giun sán: Ếch mắc phải sán lá, sán xơ mít và giun ký sinh. Tình trạng này xảy ra do môi trường sống của ếch bị ô nhiễm, nguồn nước và thức ăn không được sạch.
  • Bệnh mù mắt: Dấu hiệu là mắt ếch sẽ bị trắng đục. Người nuôi cần phân tách kịp thời những con bị mù mắt ngay để không lây nhiễm sang những con ếch xung quanh.
  • Bệnh ăn nhau: Bệnh này gặp phải khi mật độ nuôi ếch quá dày, quá tải so với dung tích bể nuôi. Khi đó ếch sẽ tranh thức ăn của nhau, gây xô xát và hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé”. Người nuôi nên bố trí số lượng ếch cho hợp lý hơn.

Mô hình nuôi ếch là một mô hình mới và kiếm được một khoản thu nhập kha khá cho người dân. Nếu như bạn đang quan tâm đến việc nuôi ếch thì hãy tham khảo ngay kỹ thuật nuôi ếch trên nhé. Chúc các bạn đạt được thành công và tạo ra được hiệu quả kinh tế cao từ việc nuôi ếch nhé.

You may also like...

Popular Posts