CMS là gì? Các CMS phổ biến hiện nay

Hiện nay, thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng. Vì thế, để nắm bắt được xu thế này, hàng loạt website của các lĩnh vực khác nhau ra đời. Vậy nhưng, khi có website rồi nhiều người lại không biết cách quản trị như thế nào để hiệu quả hoặc muốn chuyển đổi từ website tĩnh nhàm chán sang website động bắt mắt. Và để làm được những điều này người ta đã sử dụng tới hệ thống quản lý nội dung là CMS.

CMS là gì?

CMS (Content Management System) chính là hệ thống quản trị nội dung trên website để giúp việc quản lý, chỉnh sửa,… website trở nên dễ dàng hơn. Nó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí để quản lý, vận hành và bảo trì website. Để có thể làm được như vậy, CMS đã được “lập trình” với những chức năng chính là: Tạo, lưu trữ nội dung; chỉnh sửa nội dung; chuyển tải và chia sẻ nội dung; tìm kiếm và phân quyền người dùng. Chính vì những lợi ích to lớn trên mà hiện nay có rất nhiều công ty sử dụng hình thức này.

CMS là gì? Các CMS phổ biến hiện nay.
CMS là gì? Các CMS phổ biến hiện nay.

Nói tới đây có thể sẽ có nhiều người nhầm tưởng là CMS hỗ trợ về nội dung website, nhưng không phải nhé. Bởi vì công cụ này hỗ trợ chỉnh sửa hệ thống website thôi. Cũng giống như phía trên tôi đề cập vậy, nó giúp cho những ai muốn thay đổi website của mình để trở nên sinh động hơn với chi phí thấp nhất. Bởi vì thay vì bạn làm lại một website mới thì bạn có thể xây dựng thêm một vài tính năng mới cho web dựa trên CMS. Không chỉ thế mà viết phần mềm theo yêu cầu cũng rất cần CMS hỗ trợ để được tối ưu.

Khi bạn tìm kiếm những hướng dẫn về CMS trên google, nó sẽ hiện ra hàng trăm kết quả khác nhau. Vậy nhưng, không phải cứ xem hướng dẫn là bạn có thể bắt tay vào thực hiện được ngay. Bởi vì nó nó sẽ không hề đơn giản như bạn nghĩ. CMS khi nói đơn giản thì nó là công cụ hỗ trợ chỉnh sửa nội dung web. Nhưng khi nói kỹ hơn thì CMS chính là một phần mềm sử dụng ngôn ngữ lập trình để tạo nên một Website.

Bởi vậy, nếu bạn đang có ý định thay đổi hoặc thêm vào một vài chức năng nào đó cho website của mình thì nên tìm đến các dịch vụ thiết kế website như dịch vụ thiết kế web Mona Media  hoặc các bạn lập trình tự do (lập trình freelancer Việt Nam)sẽ tốt hơn. Bởi vì họ sẽ dùng kinh nghiệm nhiều năm trong nghề của mình để giúp bạn hoàn thành những thứ bạn muốn mà giá cả lại khá phải chăng.  

Các loại CMS

Tìm hiểu về loại CMS thông dụng nhất hiện nay

Được sử dụng phổ biến trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, CMS hiện nay được chia ra rất nhiều loại khác nhau như là: WordPress (PHP), Drupal (PHP), Joomla (PHP), Magento (PHP), Typo3 (PHP), DotNetNuke (ASP), Rainbow (ASP), Kentiko (ASP), Liferay (JSP),… Tuy nhiên được sử dụng thông dụng nhất vẫn là WordPress, Drupal, NukeViet(tại Việt Nam) và DoetNetNuke.

WordPress

Trước kia mỗi CMS sẽ chỉ đáp ứng được cho một mục đích cụ thể nào đó. Nhưng bây giờ, nhờ những tiến bộ của công nghệ thông tin mà chúng ta có thể sử dụng CMS làm bất cứ điều gì chúng ta muốn. Vì những CMS ngày nay được hỗ trợ thêm các tính năng xây dựng hệ thống plugin, component, template, theme,… Ở Việt Nam ta thì có lẽ WordPress là CMS chiếm ưu thế nhất. Nó được ưa chuộng ở Việt Nam chính nhờ bởi tính dễ sử dụng, dễ xây dựng và có nhiều tính năng hữu ích. Tuy nó chỉ mới ra đời vào khoảng giữa năm 2003 nhưng nó đã lấy lòng người sử dụng rất nhiều. WordPress là một mã nguồn mở giúp hỗ trợ làm blog cá nhân, website giới thiệu,…

Mã nguồn WordPress.
Mã nguồn WordPress.

Vì những tính năng này, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới wordpress cũng rất được ưa chuộng. Từ đó mà ta có thể kết luận được rằng, WordPress chính là công cụ được nhiều người sử dụng nhất ngày nay. Loại CMS này tuy được rất nhiều người sử dụng nhưng tôi nghĩ tùy thuộc vào mức độ của dự án mà bạn sẽ chọn WordPress, Drupal, Zoomla hay NukeViet.

Drupal

Bên cạnh WordPress, Drupal cũng là mã nguồn CMS được sử dụng rất phổ biến, điểm nổi bật của CMS này chính là khả năng tùy biến cao cho phép người dùng dễ dàng chỉnh sửa mã nguồn, không bị gò bó như WordPress. Tuy nhiên đồng nghĩa việc tùy biến cao thì yêu cầu người dùng phải thành thạo máy tính và có những kỹ năng code nhất định để có thể tận dụng tối đa sức mã mạnh của mã nguồn này, nếu không nó cũng chỉ là một mớ code hỗn độn mà không thể làm được một website cơ bản chứ đừng nói đến chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận được Drupal cũng có những ưu điểm của riêng mình, nếu bạn muốn làm website bằng CMS thì hãy liên hệ những công ty uy tín như Mona Media để được tư vấn làm website, tránh những công ty dỏm, yếu kém khiến cho bạn lãng phí thời gian lẫn tiền bạc.

Opencart

Trong vài năm trở lại đây, Opencart trở thành một trong những CMS phổ biến trên thế giới, đặc điểm của mã nguồn này có lẽ là giao diện dễ dàng thao tác, dựng web và quản trị website dễ dàng. Mã nguồn này được tạo ra và phát triển mới mong muốn cung cấp cho những người dùng muốn thiết kế web bán hàng có thể dễ dàng lập web cho riêng, tập trung vào lĩnh vực bán hàng, tất nhiên tính năng hỗ trợ bán hàng là rất tốt, tuy nhiên nếu bạn cần một website ở lĩnh vực khác thì có lẽ khá khó khăn với mã nguồn này.

Mã nguồn Opencart.
Mã nguồn Opencart.

Tóm lại, sau khi chúng ta tìm hiểu ở trên thì câu hỏi CMS là gì đã được phân tích khá kỹ càng rồi. Vì vậy, nhiều người sau khi đọc xong bài viết này cũng đã có thể tự mình trả lời được câu hỏi trên rồi đúng không. 

Việc sử dụng CMS để xây dựng website cũng có mặt lợi và hại. Lợi là bạn sẽ được thiết kế web  giá rẻ tuy nhiên bạn cũng phải biết sơ sơ về nó và một điều bất tiện ở CMS đó là tốc độ load web, phải nói là khá nặng hon so với web code tay hoàn toàn.

Tuy nhiên các bạn có thể làm web bằng CMS nếu như các bạn bỏ tiền để thuê các dịch vụ host chất lượng cao và băng thông rộng, nếu như vậy thì CMS sẽ chạy nhanh hơn nhiều. Nếu cần tìm hiểu sâu hơn về website bạn nên liên hệ dịch vụ thiết kế web Mona Media.

Phân tích làm web code tay hay dùng CMS

Nên sử dụng code tay hay dùng CMS.
Nên sử dụng code tay hay dùng CMS.

Không thể phủ nhận những website code tay hoàn toàn cho hiệu suất cực tốt, khả năng tùy biến cao và được xây dựng theo từng yêu cầu chi tiết. Tuy nhiên đồng nghĩa với việc bạn được hỗ trợ từ a-z như vậy thì chi phí để lập trình viên theo sát dự án cũng không rẻ, chưa kể đến thời gian làm website cũng mất một khoảng khá dài. Một nhược điểm nữa của web code tay chính là bạn cần phải phụ thuộc rất nhiều vào những người viết website cho bạn, bởi không một ai nhận lại một mớ code không phải do mình viết để chỉnh sửa, trừ khi đó thật sự là một “món hời”.

Ngược lại với những trang web làm bằng CMS, điều đầu tiên cần khẳng định ở đây chính là website giá rẻ, giá tốt mà mọi người đều có thể sở hữu dễ dàng, chỉ từ 5-7 triệu là bạn có thể sở hữu ngay một website chuyên nghiệp, đầy đủ tính năng cơ bản.

Bạn cần xác định kỹ nhu cầu sử dụng của mình để lựa chọn làm web bằng CMS hay code tay, cái nào mới thật sự đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng của bạn và còn tiết kiệm được chi phí, thời gian làm website.

Trên đây là những phân tích của chúng tôi về CMS cũng như sử dụng mã nguồn CMS để thiết kế website, nếu bạn cần hỗ trợ thêm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi hoặc theo dõi phần chia sẻ kiến thức của chúng tôi về CMS để cập nhật những thay đổi mất nhất của các mã nguồn này. Ngoài ra, bạn muốn thuê VPS Hosting, có thể liên hệ đến công ty Mona Host để các chuyên viên có kinh nghiệm và kiến thức hỗ trợ nhé.

You may also like...

Popular Posts