Top 10 điều bạn nên làm để phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Top 10 điều bạn nên làm để phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Bệnh nhồi máu cơ tim là bệnh lý phổ biến hiện nay xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau và ngày càng phát triển. Thế nhưng dù cho bệnh nhồi máu cơ tim đã giảm nhiều so với trước đây nhưng bạn vẫn không thể chủ quan đến sức khỏe của mình được. Chính vì thế mà ở trong bài viết này chúng tôi sẽ mang đến thông tin về bệnh nhồi máu cơ tim, các triệu chứng, nguyên nhân thường gặp khi mắc bệnh nhồi máu cơ tim cũng như một số phương pháp phòng ngừa nhồi máu cơ tim mà bạn không nên bỏ qua, hãy tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim là gì?

Tim được biết là bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng, nhiệm vụ của tim là bơm máu để nuôi cơ thể. Với tim được nuôi dưỡng từ 2 nhánh mạch máu chính đó là mạch vành trái và mạch vành phải.

Bệnh nhồi máu cơ tim thường sẽ xảy ra khá đột ngột và tắc 1 phần hoặc hoàn toàn 2 nhánh mạch máu. Nên nếu như vùng cơ tim bị chết do thiếu máu hoặc chức năng bơm máu không còn hoạt động tốt thì sẽ dẫn đến hậu quả đột tử, sốc tim và suy tim rất nguy hiểm đấy nhé.

Các triệu chứng ở nhồi máu cơ tim

  • Có cảm giác đau do ăn không tiêu hay đau vùng thượng vị ( triệu chứng này thường sẽ nhầm với đau bao tử nên thường bị bỏ sót)
  • Triệu chứng lo lắng, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, thở dốc, mồ hôi nhiều và hồi hộp.
  • Đau ngực là triệu chứng rõ rệt, bạn có thể đau nhói ở vùng ngực trước tim rồi lan ra vai, tay rồi lên cổ, răng hoặc có thể lan sang hàm với sau lưng.
  • Riêng với người lớn tuổi, phụ nữ hay bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường sẽ đau nhẹ, có thể là không đau và ít gặp triệu chứng mệt, thở dốc

Nguyên nhân mắc bệnh nhồi máu cơ tim

  • Một trong những nguyên nhân thường gặp ở bệnh lý nhồi máu cơ tim đó chính là xơ vữa động mạch. Đây là tình trạng xảy ra do mảng xơ vữa tích tụ lâu rồi bám vào thành mạch máu, thành phần cấu tạo của nó có canxi, các mảnh vỡ tế bào và cholesterol.
  • Thông thường từ 30 tuổi trở lên thì cơ thể của người bệnh sẽ bắt đầu hình thành rồi phát triển mảng xơ vữa, với quá trình này sẽ diễn ra từ vài năm cho đến vài chục năm.
  • Một số người có nguy cơ tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá hay đái tháo đường cũng là nguyên nhân dẫn đến mạch máu tổn thương trong thời gian tạo điều kiện cho các phân tử cholesterol lắng đọng lại và bám vào đến một khoảng thời gian nào đó mảng này sẽ bong tróc và nứt nẻ có nguy cơ tạo thành cục máu đông rồi làm bít tắc lòng mạch máu. Một khi lòng mạch máu bị bít tắc sẽ làm cho vùng cơ tim phía sau không đưa máu đến nuôi được dẫn đến hoại tử và chết tại vùng cơ tim đó tạo nên bệnh lý nhồi máu cơ tim.

Top 10 điều bạn nên làm để phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể. Theo như các  nghiên cứu chỉ ra rằng ít nhất 150 phút tập thể dục cường độ vừa phải mỗi tuần, bạn có thể tập bất kỳ bài tập nào bạn thích. Hoặc bạn có thể chọn phương thức đi bộ, tuy đơn giản nhưng nó lại mang rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mạch vành và cơ tim. Khi đó bạn hãy chia đều thời gian luyện tập của bạn trong ít nhất 5 ngày một tuần, đảm bảo không nghỉ 2 ngày liên tiếp. Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn phòng ngừa nhồi máu cơ tim rất hiệu quả.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Để bảo đảm sức khỏe của bản thân và phòng ngừa nhồi máu cơ tim thì bạn phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe theo định kỳ nhé, vì có thể tim bạn gặp vấn đề nhưng lại diễn ra trong âm thầm khi có triệu chứng thì bệnh đã phát triển nặng.

  • Kiểm tra huyết áp: Nếu bạn ở độ tuổi từ 18 – 39 tuổi, hãy kiểm tra huyết áp 1 năm/lần. Những người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ bị cao huyết áp nên đo huyết áp 2 lần/năm.
  • Kiểm tra lipid máu: Đối với người lớn thì nên đo mức cholesterol ít nhất 4-6 năm/lần. Việc kiểm tra cholesterol thường bắt đầu ở tuổi 20 hoặc sớm hơn nếu bạn có tiền sử bệnh tim.
  • Kiểm tra lượng đường ở trong máu: Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thừa cân thì hãy kiểm tra lượng đường trong máu 3 năm/lần, đặc biệt là bắt đầu từ 45 tuổi.

Ngủ đủ giấc

Ngủ không đủ giấc khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp, béo phì và tiểu đường. Những vấn đề sức khỏe này hoàn toàn có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, thế nên bạn cần ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm.

Nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề về giấc ngủ, thì hãy liên hệ với bác sĩ xem bạn có bị chứng ngưng thở khi ngủ hay không để điều trị kịp thời. Chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Phòng ngừa nhồi máu cơ tim bằng cách không hút thuốc lá, rượu bia

Phòng ngừa nhồi máu cơ tim bằng cách không hút thuốc lá, rượu bia

Theo một nghiên cứu, nếu bạn uống rượu bia 1-2 ly nhỏ mỗi ngày có thể giúp bảo vệ tim của bạn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng rượu bia hoặc đồ uống có cồn quá mức có thể gây hại cho dạ dày và suy giảm chức năng gan. Uống rượu lâu dài có thể dẫn đến tăng cân, cao huyết áp, tăng chất béo trung tính và có thể rối loạn nhịp tim. Ngoài rượu bia ra thì hút thuốc lá là yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

Kiểm soát cân nặng

Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ đau tim, vì thừa cân có thể dẫn đến các tình trạng như huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường loại 2, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Đối với những người béo phì, giảm ngay cả một lượng cân nhỏ cũng có thể có lợi cho sức khỏe, cho nên chỉ giảm 3 đến 5% trọng lượng cơ thể giúp giảm lipid máu, lượng đường trong máu và huyết áp.

Một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, kiểm soát lượng calo và tập thể dục tích cực là cách duy nhất để giảm cân lành mạnh và duy trì cân nặng hợp lý, có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau tim.

Có chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn ít chất béo và ít cholesterol sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc, thịt nạc đã bỏ da, cá, đậu, hạt, dầu đậu nành, dầu ô liu và tránh xa thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hay chất béo chuyển hóa, đường, muối, các món ăn chiên xào,…

Kiểm soát huyết áp

Kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao cũng là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim thế nên bạn hãy kiểm tra huyết áp ít nhất 1 lần/ năm đối với người trưởng thành còn những người cao huyết áp thì 2-3 lần/năm nhé. Chỉ số huyết áp tốt nhất nên duy trì là <140/90 mmHg và tuổi càng cao thì huyết áp càng phải thấp <120/80 mmHg là được.

Phòng ngừa nhồi máu cơ tim bằng kiểm soát đường huyết

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, khi lượng đường trong máu cao thì sẽ làm hỏng mạch máu, dây thần kinh tim và khiến cho tỷ lệ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim tăng cao. Để phòng tránh nhồi máu cơ tim thì bạn phải kiểm soát được đường huyết bằng các ăn uống điều độ, sử dụng thuốc đều đặn và thường xuyên kiểm tra đường huyết.

Giảm thiểu lượng cholesterol xấu có trong máu

Giảm thiểu lượng cholesterol xấu có trong máu

Mỡ máu tăng cao với tăng huyết áp thì nguy cơ bị xơ vữa động mạch càng cao. Đây là sự tích tụ giữa mỡ máu xấu, chất thải chuyển hóa trên thành mạch máu và canxi khiến cho mạch máu dày, cứng và thu hẹp lại.

Khi đó máu lưu thông sẽ bị hạn chế hoặc nặng hơn là bị nghẽn. Một phần do tim nhận oxy từ máu và nếu tim không nhận đủ oxy sẽ dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, còn khi dòng máu bị tắc hoàn toàn thì nó sẽ gây nên triệu chứng nhồi máu cơ tim. Khi đó bạn phải hạn chế đồ uống có cồn, thực phẩm ngọt, thực phẩm nhiều cholesterol cao, thịt mỡ, thực phẩm chế biến sẵn.

Tránh cho bản thân căng thẳng, stress nhiều

Việc bản thân bị căng thẳng nhiều, stress cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tim mạch, tăng viêm nhiễm đấy. Vậy nên bạn hãy luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái nhất, tránh những điều tiêu cực. Mỗi ngày bạn hãy dành ra một ít thời gian để nghỉ ngơi, làm những gì mình thích để cải thiện tâm trạng được tốt hơn.

Kết luận

Bệnh lý nhồi máu cơ tim là bệnh vô cùng nguy hiểm có khả năng tử vong cao và mang lại nhiều biến chứng nặng nề, đặc biệt là với đồi tượng người cao tuổi. Thế nên bạn hãy có lối sống lành mạnh và phòng ngừa nhồi máu cơ tim bằng cách tham khảo những thông tin mà Akereso chia sẻ trong bài viết trên nhé bạn. Trong trường hợp, người cao tuổi có một số triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim, nhưng bạn không có thời gian để trông nom, chăm sóc người cao tuổi ngay tại nhà thì chúng tôi khuyên bạn nên đưa họ đến các trung tâm chăm sóc dành cho người cao tuổi để họ được điều trị và phục hồi tốt nhất.

You may also like...

Popular Posts