Bé nhà bạn đang trong giai đoạn ăn dặm? Bạn đang băn khoăn không biết nên làm thế nào để loại bỏ được nỗi lo biếng ăn của bé như bao đứa trẻ khác? Hãy gạt bỏ nỗi lo lắng này bằng những chia sẻ nhỏ về bí quyết cho con ăn dặm ngon miệng – dinh dưỡng tốt nhất cho bé yêu của bạn.
Sự quan trọng của việc cho trẻ ăn dặm đúng cách
Khủng hoảng của những ông bố bà mẹ bắt đầu trong giai đoạn ăn dặm đầu đời của trẻ. Chúng ta không lạ lẫm với những hình ảnh diễn ra hàng ngày xung quanh mình những đứa trẻ bị nhồi ăn sữa, ép đút cháo ở bất cứ nơi đâu. Bởi tâm lý chung của những bậc phụ huynh có con nhỏ là càng nhồi nhét càng nhiều sẽ khiến con càng mau lớn.
Tuy nhiên, những tác hại khôn lường mà họ không nhận thấy được. Cho trẻ ăn dặm không đúng cách sẽ mang lại rất nhiều hệ lụy về sau cho bé. Trước hết là khả năng tiêu hóa của bé, những hiện tượng như nôn ọe, tiêu chảy, táo bón…sẽ không thể tránh khỏi. Các mẹ cần nắm rõ mấy tháng cho bé ăn dặm, tránh tình trạng các mẹ cứ thường xuyên nhồi nhét thức ăn làm cho dạ dày của bé bị quá tải. Hậu quả trước mắt là bé dễ ói ọc khi ăn, và dần bé sẽ trở nên thù ghét thức ăn. Về lâu dài là việc thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ của bé
Bên cạnh đó, việc kết hợp nhiều thực phẩm không đúng cách cũng sẽ sản sinh ra các độc tố gây hại cho cơ thể bé. Đặc biệt là đối với những bé càng bụ bẫm, ham ăn, nếu mẹ càng nhồi nhét thức ăn sẽ dẫn đến nhu động ruột phải hoạt động mạnh, gây ra hiện tượng trẻ bị lồng ruột rất nguy hiểm. Chưa kể là nguy cơ tăng lượng hormone trong cơ thể dẫn đến tình trạng béo phì, thừa cân…
Để hạn chế những tác hại khôn lường đó, nhất thiết các mẹ phải học cách cho con ăn dặm đúng cách. Điều này sẽ giúp bé tiếp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng mà không có tác hại xảy ra, đồng thời bảo vệ hệ tiêu hóa của bé hoạt động được tốt nhất. Đó cũng là cách mẹ tạo cho bé cảm giác thích thú mỗi khi ăn. Xóa bỏ nỗi lo trẻ biếng ăn, cáu gắt, khóc thét trong hành trình ăn dặm.
Nguyên tắc mẹ cần biết khi cho bé ăn dặm đúng cách
Hành trình vật lộn với con trên bước đường ăn dặm luôn gian nan, khiến nhiều mẹ cảm thấy nản và áp lực. Tuy nhiên, nếu mẹ biết những nguyên tắc sau đây sẽ giúp trút bỏ được gánh nặng thường niên này. Đây cũng là bí quyết cho con ăn dặm ngon miệng từ các chuyên gia dinh dưỡng:
Lựa chọn đúng thời điểm để bắt đầu cho bé ăn dặm
Mỗi đứa trẻ sinh ra mang trong mình thế chất và sức khỏe khác nhau, vì vậy mà giai đoạn ăn dặm cũng có rất nhiều sự khác biệt. Giai đoạn trẻ ăn dặm thường bắt đầu từ khi 6 tháng tuổi là tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều mẹ cứ thấy con có cảm giác thèm ăn nên quyết định cho con ăn sớm hơn.
Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ vì thế mẹ cần biết khi nào cho bé ăn dặm. Và lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu là hãy lựa chọn đúng thời điểm để bắt đầu cho bé ăn dặm. Bởi việc ăn thực phẩm khác ngoài sữa mẹ cũng cần phải có thời gian và từng giai đoạn để thích nghi.
Ăn ít giai đoạn đầu và tăng dần khẩu phần về sau
Việc nhồi nhét khẩu phần ăn của bé ngay từ đầu là sai lầm mà các mẹ thường gặp phải khi bắt đầu cho bé ăn dặm. Mẹ nào cũng muốn con mình ăn thật nhiều để chóng lớn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, muốn đạt được điều đó một cách trọn vẹn nhất, mẹ đừng quá vội vàng trong giai đoạn đầu này. Hãy bắt đầu cho bé ăn thật khoa học, chậm rãi từ ít đến nhiều.
Bởi hệ tiêu hóa của bé lúc này còn rất yếu và mỏng manh. Nhồi nhét quá nhiều đồ ăn trong giai đoạn này có thể là nguy cơ dẫn đến tổn thương dạ dày của bé do hoạt động quá sức. Và hệ lụy dẫn đến bệnh lý về dạ dày sau này. Ban đầu, mẹ có thể cho bé ăn từ 1 – 2 thìa bột pha loãng, và từ từ tăng dần khẩu phần lên. Điều này sẽ giúp bé vừa có thể làm quen với thức ăn mới cũng như không quá no để từ chối bú sữa mẹ.
Cho bé ăn từ loãng đến đặc, từ ngọt tới mặn
Nguyên tắc ăn dặm này mẹ nên biết để giúp cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé làm quen với các loại thực phẩm đơn giản, dễ tiêu hóa trước. Rồi sau đó mới đến thức ăn tổng hợp đủ 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu. Bắt đầu bột ăn dặm ngọt kết hợp vị sữa sẽ giúp bé đón nhận món ăn mới một cách dễ dàng nhờ hương vị quen thuộc.
Vì 6 tháng từ khi bé chào đời bé chỉ quen với sữa mẹ. Việc cho bé ăn mặn ngay sẽ làm cho dạ dày bé không tiêu hóa được hết. Bé chỉ thích mùi sữa mẹ và từ chối những thức ăn khác. Hãy cho bé thích nghi dần rồi sau đó mẹ hãy chuyển sang cho bé ăn bột mặn từ cá, thịt nhé.
Ăn từ 1 đến nhiều loại thực phẩm
Khi mới ăn dặm, bé cần được ăn từng nhóm thực phẩm một để làm quen, đồng thời nó cũng giúp mẹ nhận biết được cơ thể bé có bị dị ứng hay không, từ đó sẽ giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa. Bé cần từ 5 – 7 ngày mới có thể làm quen với các loại thực phẩm mới. Khi bé đã được 7 tháng tuổi, mẹ có thể kết hợp nhiều loại thực phẩm mới cho bé.
Đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất
Muốn đảm bảo bé nhà mình luôn ăn đủ chất dinh dưỡng, mẹ cần phải kết hợp 4 nhóm thực phẩm theo tỷ lệ hợp lý bao gồm: Chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm rau củ, trái cây.
Bí quyết bỏ túi giúp mẹ cho con ăn dặm ngon miệng
Cho bé tập làm quen với thức ăn dặm
Tập làm quen với thức ăn dặm bằng cách cho bé ăn bốc một miếng hoa quả mềm, rau củ luộc hay đồ ăn nhẹ lành mạnh…ngay từ giai đoạn đầu sẽ là bí quyết hữu hiệu giúp cho con con ăn dặm ngon miệng hơn. Tập ăn bốc sẽ phát triển nhiều kĩ năng quan trọng như việc ăn uống độc lập vào sau này. Bao gồm việc phát triển cách sử dụng hai ngón tay, sự phối hợp giữa tay và mắt…
Hãy cho bé thoải mái chơi với đồ ăn, lúc này bé sẽ sử dụng tất cả các giác quan để hiểu về thế giới xung quanh. Bàn ăn không chỉ là nơi con nếm, ngắm nghía, ngửi hay đánh rơi xuống sàn nhà mà sẽ là nơi kích thích cảm giác của bé. Cho dù là sẽ hơi lộn xộn chút xíu, nhưng mẹ đã tạo cho bé cảm giác vô tư được khám phá các món ăn bằng tay. Chạm, cầm và cắn thịt…sẽ là những cử chỉ giúp bé làm quen với đồ ăn và là bước quan trọng trong sự phát triển của bé.
Biến bữa ăn dặm của bé thành niềm vui
Bữa ăn rất quan trọng với bé, nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý ăn uống của bé về sau. Có nhiều bé trong giai đoạn đầu ăn dặm sẽ từ chối, lắc đầu và mím môi, nhưng mẹ đừng vì vậy mà sốt ruột ép bé ăn. Bởi nó có thể gây tác dụng ngược lại như nôn ọe, khóc thét, cáu gắt…
Nó sẽ hình thành thói quen trong đầu gây ác cảm, khiến bé cảm thấy sợ hãi và không có hững thú ăn sau này. Hãy tạo niềm vui cho bé mỗi khi ăn, hãy biến những bữa ăn của bé trở nên nhiều màu sắc và vui tươi bằng cách sử dụng những chén cháo có hình dáng bắt mắt để thu hút bé.
Thay vì quát mắng, dọa dẫm bé, mẹ nên khuyến khích bé ăn bằng những lời dỗ dành ngọt ngào. Những câu nói mang tính khuyến khích sẽ giúp trẻ thích thú với bữa ăn hơn. Mẹ cũng không nên tạo áp lực hay cau có, nóng giận với trẻ sẽ khiến bé có cảm giác sợ haic mỗi khi tới giờ ăn.
Làm quen với thật nhiều những hương vị khác nhau
Việc làm quen với hương vị thức ăn cũng là một trong số những bí quyết giúp mẹ cho con ăn dặm ngon miệng. Có vô vàn những thắc ăn để bé tập ăn dặm, nó rất đa dạng và phong phú cho mẹ chọn lựa. Mẹ có thể giới thiệu cho bé tất cả mọi thứ, nhiều khẩu vị khác nhau, nhất là những mùi vị thường kích thích con ăn uống hơn về sau.
Ngoài những thắc ăn dặm tự tay chế biến, mẹ có thể cho bé làm quen với khẩu vị của một số loại bánh ăn dặm vào bữa nhẹ. Tiếp xúc với nhiều hương vị thực phẩm sẽ giúp bé ăn uống ngon miệng ở giai đoạn đầu.
Cải thiện chất lượng món ăn theo ý thích của con
Chất lượng món ăn được xem là điểm mấu chốt, là bí quyết giúp mẹ cho con ăn dặm ngon miệng. Vì vậy, ngoài việc đảm bảo đủ khẩu phần dinh dưỡng, bé cần được trải nghiệm và làm quen dần với nhiều loại thực phẩm như thịt, rau củ…để tăng cường hương vị và màu sắc bữa ăn cho bé thêm phần hứng thú.
Mẹ cũng nên tránh các thắc ăn đóng hộp hay đã chế biến sẵn bởi chúng có chứa chất bảo quản. Mẹ có thể tham khảo các món ăn dặm của Nhật để tham khảo công thức cho bé. Sau đó, mẹ nên chọn nhiều công thắc ăn dặm phù hợp nhất và chuẩn bị những nguyên liệu tươi sẵn trong tủ lạnh và chế biến trong ngày.
Để bé ăn cùng gia đình
Nhiều ông bố bà mẹ luôn có tâm lý là con ăn uống xong xuôi mình mới thoải mái vào bữa ăn. Nhưng bố mẹ đâu biết rằng để bé ăn chung cùng gia đình sẽ tạo cho con thói quen tốt. Các nghiên cứu cho thấy, ăn chung có rất nhiều lợi ích, nó không những khuyến khích trẻ tập ăn chế độ ăn uống đa dạng hơn, mà còn cải thiện khả năng nói và giao tiếp. Vì vậy nên hãy để cho con thoải mái ăn cùng bố mẹ khi có thể.
Ăn dặm theo nhu cầu của bé
Tâm lý chung của hầu hết các mẹ là cho con ăn càng nhiều càng tốt và cố nhồi nhét mọi thứ vào cho con. Nhưng thật sai lầm bởi càng nhồi nhét sẽ khiến con luôn có cảm giác no và không thèm ăn. Tùy trọng lượng của trẻ mà nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé khác nhau nên mẹ phải cho bé ăn theo nhu cầu.
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ từ 1 – 3 tuổi nên tiêu thụ khoảng 110kcal trên mỗi cân nặng. Vì thế mà mẹ cần tính toán để cân đối bữa ăn cho con hàng ngày. Mẹ không nên ép con ăn liên tục, như vậy cơ thể bé sẽ không phân biệt được đâu là bữa chính, đâu là bữa phụ.
Thời gian ăn dặm nên cách xa thời gian bú sữa để bé nhận biết được sự khác nhau giữa ăn và bú. Nó sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn. Đây cũng tạo tiền đề để bé có thói quen ăn uống lành mạnh sau này.
Tăng dần lượng thức ăn và số bữa ăn
Giai đoạn ăn dặm ban đầu, bé chỉ mới có thể ăn một lượng thức ăn nhỏ thôi, và chia ra 1 hoặc 2 lần/ ngày. Khi bé đã quen dần, mẹ có thể cho bé ăn 3 bữa/ ngày cộng với bữa ăn nhẹ xen kẽ. Đừng nhồi nhét bé quá nhiều trong lần ăn đầu tiên, dạ dày của bé sẽ không thể tiêu thụ hết thức ăn, gây nôn trớ, đầy bụng và khó chịu.
Kết hợp đồ ăn nhẹ cũng rất quan trọng giúp bé luôn đủ năng lượng để khám phá thế giới. Bên cạnh đó, mẹ cũng không cần cho bé bú sữa vào giữa buổi sáng và giữa trưa nữa. Nó cũng là thực phẩm giúp bé hấp thụ được hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết từ những thức ăn rắn.
Ăn thật nhiều đồ ăn dẻo và rắn
Ăn dặm bằng bột và cháo trong giai đoạn đầu là phương pháp chính mà các mẹ luôn áp dụng cho con mình. Việc này sẽ giúp con quen dần với việc ăn uống một thứ khác sữa. Nhưng khi bé đã quen, bạn nên chuyển sang kiểu ăn nhai càng sớm càng tốt.
Theo nghiên cứu của Đại học Bristol, nếu mẹ cứ cho rằng hệ tiêu hóa con còn quá yếu mà trì hoãn không cho bé ăn nhiều thức ăn dẻo thật không khoa học, bởi bé có thể sẽ không chịu ăn nhai sau này. Ăn nhiều thức ăn dẻo là cách để trẻ tập nhai khi trẻ tròn 9 tháng tuổi. Cho bé tiếp xúc sớm, bé sẽ sẵn sàng ăn thử liền. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những thức ăn dẻo và rắn sẽ giúp bé phát triển cơ hàm và khả năng cắn, nhai, nuốt. Nó không chỉ quan trọng trong việc ăn uống, mà còn cho sự phát triển ngôn ngữ của bé về sau. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tối đa lượng rau bé ăn vào mỗi bữa ăn dặm.
Tạp chí Dinh dưỡng Anh nhận định việc đưa rau xanh và giai đoạn đầu ăn dặm có thể giúp bé có thiện cảm với rau hơn trong những bữa ăn sau này. Bé sẽ không từ chối những món ăn có rau xanh, rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Cho con Ăn dặm đúng giờ
Nhiều mẹ quan niệm rằng, con đói giờ nào mình cho ăn giờ nấy, nhưng mẹ đâu biết rằng cho trẻ ăn đúng giờ rất quan trọng. Bởi điều này sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bé làm quen với giờ ăn uống. Nhờ vậy mà dạ dày của bé sẽ quen tiết ra enzyme để kích thích bữa ăn ngon miệng hơn. Mẹ nên chọn những khung giờ nhất định trong ngày để cho bé ăn, tập cho con phản xạ ăn uống đúng giờ. Đây cũng là bí quyết giúp trẻ ăn ngon miệng hơn trong mỗi bữa ăn dặm.
Còn gì tuyệt vời hơn khi nhìn con yêu của mình ăn uống ngon miệng, vui tươi mỗi ngày phải không? Akereso hy vọng những bí quyết nhỏ trên đây sẽ là cẩm nang hữu ích đồng hành cùng mẹ trong hành trình ăn dặm của con. Chúc các mẹ thành công mỹ mãn như mong đợi!