Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp và chúng có tác động đáng kể tới chất lượng cuộc sống. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn tới nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bài viết dưới đây, AKERESO sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hen suyễn là gì? Cách làm giảm cơn hen suyễn tại nhà. Cùng theo dõi nhé.
Hen suyễn là gì?
Hen suyễn hay còn được gọi là hen phế quản – Asthma là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp vô cùng phổ biến. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và rất dễ bị kích ứng.
Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm cho các đường dẫn khí thu hẹp lại. Và từ đó làm cho lưu lượng không khí ra vào phổi giảm một cách đáng kể.
Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng hơn thì cũng đồng nghĩa với việc đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp. Khò khè, khó thở, khó chịu là những tình trạng mà người bệnh sẽ phải đối diện khi mắc bệnh hen suyễn trong giai đoạn này.
Những dấu hiệu nhận biết của bệnh hen suyễn là gì?
Khi mắc bệnh hen suyễn, mỗi bệnh nhân có thể gặp phải những triệu chứng khác nhau. Vì có những dấu hiệu tương tự nên không ít người nhầm lẫn bệnh hen suyễn với những căn bệnh khác liên quan tới đường hô hấp như bệnh lao, giãn phế quản, bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính,…
Khi lên cơn hen suyễn điển hình, bệnh nhân có thể gặp phải một số biểu hiện như sau: Khó thở, đặc biệt tình trạng này xuất hiện khi vào ban đêm.
Hoặc khi thời tiết thay đổi. Bên cạnh đó bệnh nhân thường xuyên thở khò khè, tức ngực, ho khan, sổ mũi,…
Khi bệnh tiến triển nặng thì những dấu hiệu của bệnh sẽ lặp lại liên tục và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân khi này sẽ có nhu cầu cắt cơn thường xuyên hơn.
Một số nguyên nhân phổ biến có thể làm tăng nguy cơ xảy ra những cơn hen cấp tính là:
- Bệnh nhân làm việc quá sức, gắng sức tập luyện.
- Khi thời tiết thay đổi hoặc vào mùa lạnh, triệu chứng bệnh hen suyễn cũng có nguy cơ khởi phát. Đặc biệt là khi này tình trạng hen suyễn khó thở sẽ càng nặng hơn.
- Việc làm trong môi trường có nhiều khói bụi, nhiều hóa chất cũng khiến bệnh nhân dễ bị lên cơn hen suyễn,…
- Bệnh nhân tiếp xúc với phấn hoa, nấm mốc, lông vật nuôi hoặc với những hương thơm dị ứng,…
Cách sơ cứu khi lên cơn hen suyễn tại nhà
Khi gặp người bệnh bị hen suyễn, khó thở, bạn cần biết cách sơ cứu đúng cách để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, khó có thể điều trị được. Khi gặp bệnh nhân bị hen suyễn khó thở bạn có thể áp dụng cách sơ cứu sau:
- Bước 1: Lập tức đưa người bệnh đến nơi thoáng khí, rộng rãi. Không tập trung nhiều người đứng xung quanh người bệnh.
- Bước 2: Làm ấm cơ thể cho người bệnh, tránh điều hòa, quạt ẩm.
- Bước 3: Đỡ người bệnh ngồi dậy hoặc cho người bệnh nằm kê cao nửa người (trên giường). Điều này sẽ giúp cho người bệnh dễ thở hơn rất nhiều.
- Bước 4: Sử dụng ngay thuốc điều trị dạng xịt có tác dụng nhanh như Ventolin hoặc Berodual. Nếu như bệnh hen phế quản ở mức nhẹ thì chỉ cần xịt 2 nhát/ lần là thuốc có tác dụng, cắt cơn hen hiệu quả.
- Bước 5: Nếu cơn hen phế quản nặng biểu hiện là lúc ngồi nghỉ cũng khó thở, nói không hết được nguyên câu, thở dốc thì bạn xịt hít thuốc cắt cơn một lần nữa. Và đưa bệnh nhân vào bệnh viện, trạm y tế gần nhất.
- Bước 6: Nếu là cơn hen phế quản đe doạ tính mạng thông qua những biểu hiện cụ thể như tím tái, lú lẫn, vã mồ hôi, không thể nói chuyện được thì trong trường hợp này bạn cần gọi ngay xe cấp cứu. Trong thời gian chờ đợi xe cần phải xịt ngay 2 nhát thuốc cắt cơn.
Ngoài ra, để có thể hỗ trợ cho bệnh nhân có thể hô hấp nhanh chóng, bạn có thể mua hoặc thuê máy thở oxy để giúp cho người bệnh vượt qua cơn hen suyển dễ dàng.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường, xuất hiện nhiều máy thở kém chất lượng, để đảm bảo an toàn, bạn cần phải mua hoặc thuê máy thở ở các đơn vị uy tín, chẳng hạn như: Cấp Cứu Vàng, Trung tâm cấp cứu 115 toàn quốc, 115 An Tâm,…
Những cách làm giảm bớt cơn hen suyễn là gì?
Sử dụng thuốc
Không chỉ riêng bệnh hen suyễn khó thở mà khi bạn gặp bất kỳ bệnh gì đều cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh trường hợp sử dụng thuốc sai cách sẽ vô cùng nguy hiểm tới tính mạng.
Bên cạnh đó thì cũng không nên quá lạm dụng thuốc vì sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Luôn giữ một tâm trạng thoải mái
Luôn giữ cho mình một tâm trạng thoải mái cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp làm giảm bớt cơn hen suyễn. Bởi mỗi khi bạn lo lắng, căng thẳng thì sẽ tạo sức ép khiến các khối cơ trong cơ thể căng lên. Trong đó bao gồm cả cơ ngực, khiến cho tình trạng khó thở của bạn ngày càng nghiêm trọng hơn.
Hãy học cách giữ cho mình một tâm trạng vui vẻ, thoải mái nhất, bình thản trước những giông tố cuộc đời. Để kiểm soát tâm trạng của mình thì bạn có thể luyện tập những bài tập nhẹ nhàng như: Thiền, yoga, thái cực quyền,…
Theo nhiều nghiên cứu thì khi bạn có một tinh thần luôn lạc quan, vui tươi thì có thể hạn chế sự xuất hiện của các triệu chứng của hen suyễn khó thở.
Chế độ dinh dưỡng là điều quan trọng cần quan tâm
Khi mắc bệnh hen suyễn thì bạn lưu ý là nên tránh ăn những thức ăn gây dị ứng. Thay vào đó hãy bổ sung nhiều rau củ quả có chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, quýt, xoài, rau cần tây,…
Ngoài ra, beta caroten cũng được biết đến là một chất có tác dụng tăng cường chức năng hô hấp vô cùng hiệu quả. Dưỡng chất này có nhiều trong các thực phẩm có màu đỏ, cam ví dụ như gấc, ớt chuông vàng, bí đỏ, khoai lang,…
Tập hít thở sâu
Theo nhiều nghiên cứu, việc hít thở sâu có thể giúp thể tích phổi được tăng lên. Bên cạnh đó thì các chức năng phổi cũng được hoạt động hiệu quả hơn.
Chính vì vậy điều quan trọng nhất là hãy tập luyện cách thở mím môi, hít sâu bằng mũi và thở ra từ từ qua môi.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh hen suyễn là gì? Dấu hiệu nhận biết, cách làm giảm cơn hen suyễn khó thở tại nhà mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc.
Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến cho bạn thật nhiều thông tin bổ ích. Để từ đó có thể giúp bản thân mình cũng như người khác nhanh chóng thoát khỏi cơn hen suyễn khó thở đe dọa đến tính mạng.