Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi giữa người bán và người mua. Mỗi hình thái của thị trường đều có những quy định riêng, nhưng đều chịu những tác động chung trong quan hệ cung – cầu, giá cả,… Bài viết dưới đây của Akereso sẽ giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về khái niệm thị trường là gì và hình thái, chức năng của thị trường.
Sơ lược về thị trường là gì?
Thị trường là một khái niệm vô cùng quen thuộc trong kinh doanh, được hiểu là môi trường để thực hiện các giao dịch, các hoạt động mang tính chất thương mại. Thị trường là nơi thực hiện, diễn ra việc mua bán, trao đổi mọi hàng hóa giữa người bán và người mua. Hay có thể được hiểu là một nơi để liên kết giữa người tiêu dùng và sản xuất hàng hóa.
Thị trường chịu sự tác động của nhiều yếu tố cấu thành như: hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, quan hệ cung – cầu, xác định giá cả và số lượng hàng hóa được trao đổi mua bán.
Hình thái của thị trường
Thị trường tự do
Thị trường tự do là hình thái thị trường cho phép hoạt động tự do, không bị chính phủ can thiệp. Tại đây, người bán và người mua được thoải mái hoạt động, trao đổi. Điều này khiến cho tình trạng tranh giành độc quyền diễn ra làm giá cả tăng, chèn ép người mua.
Tuy nhiên, nếu như thị trường tự do làm ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường kinh doanh thì cơ quan chính phủ sẽ vào cuộc can thiệp nhằm điều tiết lại các hoạt động.
Thị trường hàng hóa
Thị trường hàng hóa là khái niệm không còn xa lạ với mọi người, vì thực tế mỗi ngày bạn đều đang trực tiếp hoạt động trong thị trường này. Tại đây diễn ra sự trao đổi, mua bán các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sống mỗi ngày.
Các sản phẩm dùng để trao đổi thường rất đa dạng như: lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, các sản phẩm hàng hoá tài chính.
Thị trường tiền tệ
Hình thái thị trường này lớn nhất trên thế giới và hoạt động liên tục 24/7. Tại đây cho phép các giao dịch hoạt động diễn ra bởi nhiều đối tượng trên thế giới như: nhà đầu tư, chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư, người tiêu dùng và các đối tượng khác.
Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra những giao dịch liên quan đến cổ phiếu. Tại đây các hoạt động diễn ra rất sôi nổi, có tính phức tạp cao và khó kiểm soát. Phần lớn những giao dịch trên thị trường này sẽ hoạt động qua Internet.
Chức năng của thị trường
Chức năng thừa nhận công dụng xã hội
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi và mua bán giữa người bán và người mua nhằm để tiêu thụ hàng hóa. Nếu hàng hóa được bán với giá cả bằng giá trị thì xã hội đã thừa nhận công dụng của nó, đồng thời cũng thừa nhận mức hao phí lao động để sản xuất ra hàng hoá đó.
Nếu như hàng hóa không bán được thì: một là công dụng của hàng hóa không được thừa nhận. Hai là do chi phí sản xuất ra hàng hoá cao hơn mức trung bình của xã hội vì thế không được xã hội chấp nhận.
Nếu hàng hóa bán với giá thấp hơn giá trị của nó thì có nghĩa là xã hội chỉ thừa nhận công dụng và một phần chi phí sản xuất ra hàng hoá.
Trên thực tế, thị trường chỉ thừa nhận những hàng hóa và dịch vụ, khi nó phù hợp với những đòi hỏi của người tiêu dùng. Những hàng hóa và dịch vụ không có tác dụng, kém chất lượng, cung vượt qua cầu,… thì sẽ không được thị trường chấp nhận và có thể bị loại bỏ.
Chức năng thực hiện
Hàng hoá sau khi được thị trường thừa nhận sẽ tiến hành chức năng thực hiện. Thị trường là nơi thực hiện giá trị của hàng hóa thông qua các hoạt động trao đổi giá trị mua bán giữa người mua và người bán.
Giá trị hàng hóa, dịch vụ được hình thành và thực hiện thông qua giá cả thị trường. Giá trị tạo thành trên cơ sở về giá trị sử dụng của nó được thị trường thừa nhận. Khi giá trị của hàng hóa được thực hiện, người bán thu được tiền về từ người mua. Từ đó, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua.
Sau đó, hàng hóa sẽ chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng cá nhân, tại đây giá trị sử dụng của nó sẽ được thực hiện, đó là mục đích cuối cùng của sản xuất hàng hoá.
Giá trị trao đổi là cơ sở rất quan trọng để hình thành nên cơ cấu sản phẩm và quan hệ tỷ lệ về kinh tế trên thị trường. Hoạt động mua bán là hình thức giao dịch hàng hóa lớn nhất, bao trùm cả thị trường. Hoạt động này là cơ sở chính có tính chất quyết định đối với việc thực hiện các quan hệ và hoạt động khác.
Chức năng cung cấp thông tin
Thị trường cung cấp thông tin về: tổng số cung & cầu, cơ cấu cung – cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hóa. Thêm vào đó còn có những thông tin về giá cả thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
Thị trường cho người sản xuất biết về các thông tin: nên cung cấp sản phẩm hàng hóa nào? khối lượng bao nhiêu? khi nào? cho ai? ở đâu?. Thị trường cho người tiêu dùng biết nên tìm kiếm mặt hàng mình cần ở đâu? Nên chọn những loại mặt hàng nào phù hợp với khả năng của mình?.
Chức năng điều tiết, thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu dùng
Sự vận động của các quy luật kinh tế thông qua quan hệ cung cầu và giá cả hàng hóa dịch vụ. Điều này sẽ dẫn đến chức năng điều tiết của thị trường với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng của xã hội.
Bài viết trên là những thông tin tìm hiểu thị trường là gì và các hình thái và chức năng của thị trường. Bên cạnh đó, để chủ động hơn trong việc kinh doanh bạn cần phải xác định được phân khúc thị trường mà mình hướng đến. Mong rằng chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về tầm ảnh hưởng của thị trường trong Marketing.