Hiện trạng số lượng trẻ tự kỷ ngày càng tăng, khiến bậc làm cha làm mẹ không khỏi lo lắng. Do đó việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh từ sớm sẽ giúp phụ huynh can thiệp kịp thời và đưa trẻ đi điều trị sớm. Bài viết bên dưới AKERESO sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về hội chứng tự kỷ, cũng như cách điều trị tại nhà hiệu quả.
Tự kỷ là gì?
Đây là một loại rối loạn phát triển hành vi, ảnh hưởng đến các kỹ năng cơ bản của trẻ. Theo Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa Dịch bệnh và Trung Tâm Mầm Non Lá Xanh, cứ 59 đứa trẻ sẽ có 1 bé bị tự kỷ. Rối loạn phát triển não có thể được phát hiện trước một tuổi, nhưng thường được chẩn đoán sau ba tuổi.
Trong một số trường hợp, tự kỷ có thể được chẩn đoán sớm nhất là 18 tháng tuổi. Trẻ bị tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc tương tác và giao tiếp với mọi người. Đồng thời bị hạn chế khả năng vận dụng trí tưởng tượng. Ngoài ra, những đứa bé này cũng giảm hứng thú đối với môi trường bên ngoài và khó tiếp thu hơn các bạn đồng trang lứa.
Thế giới của trẻ tự kỷ khác biệt rất nhiều so với trẻ bình thường. Không chỉ gây khó khăn trong cuộc sống mà còn đòi hỏi sự trợ giúp đáng kể từ người thân. Các bậc cha mẹ cần lưu ý hội chứng tự kỷ ở trẻ em không có cách chữa trị, những phương pháp điều trị chỉ có thể giúp cải thiện triệu chứng mà thôi.
Nguyên nhân khiến trẻ em bị tự kỷ
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng tự kỷ vẫn chưa được các nhà khoa học xác định chính xác. Có nhiều giả thuyết liên quan đến nguyên nhân của căn bệnh này, chẳng hạn:
- Yếu tố di truyền, những chất độc hại mà mẹ tiếp xúc trong quá trình mang thai. Hoặc các chất độc hại, sự ô nhiễm môi trường mà bé tiếp xúc hàng ngày đều có thể gây ra rối loạn phát triển này.
- Môi trường thiếu sự quan tâm chăm sóc cũng có thể gây ra tình trạng tự kỷ ở trẻ. Tuy nhiên, để có thể chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả, thì cần phải chú ý đến từng trường hợp cụ thể và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Những cách điều trị trẻ tự kỷ tại nhà cực hiệu quả
Mặc dù không có bất kỳ biện pháp nào loại bỏ hội chứng tự kỷ triệt để. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chăm sóc trẻ em tự kỷ cho biết thì vẫn có nhiều cách hạn chế tình trạng này và giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng, xã hội như là:
Vật lý trị liệu
Phương pháp này giúp kích thích các cơ quan vận động bị tụt lại hoặc không hoạt động hiệu quả ở trẻ em bị tự kỷ. Trong sinh hoạt hằng ngày, nhiều cơ quan vận động của trẻ tự kỷ vẫn hoạt động bình thường. Nhưng do ảnh hưởng từ hội chứng, trẻ không muốn sử dụng những cơ quan đó.
Chính vì thế, vật lý trị liệu là phương pháp tốt nhất để kích thích các cơ quan này. Một vài hoạt động mà trẻ em tự kỷ gặp khó khăn bao gồm: vận động chéo của chân và tay, vận động phát âm, các vận động tinh của đôi bàn tay và thậm chí cả vận động thị giác.
Ngoài ra phương pháp vật lý trị liệu cũng giúp loại bỏ các hành vi định hình đặc trưng của trẻ tự kỷ và thay thế chúng bằng những hành vi tích cực. Phù hợp với hoàn cảnh và các hoạt động xã hội của trẻ em bị tự kỷ.
Trò chơi đóng vai
Đây là hoạt động đóng vai tình huống, khi người tham gia phải tưởng tượng mình là một nhân vật khác. Đồng thời biểu lộ cảm xúc như sự buồn bực, nóng giận, vui vẻ hay hạnh phúc mà vai diễn yêu cầu. Ví dụ như: Tập diễn MC, nhạc công, cảnh sát, giáo viên, bác sĩ,…
Phương pháp trò chơi đóng vai là một cách phát triển nhận thức cao, giúp trẻ có cơ hội hòa nhập vào xã hội và cộng đồng khi tham gia vào các hoạt động này một cách thành thạo.
Cảm nhận âm nhạc
Mục tiêu của trị liệu âm nhạc là giúp giảm bớt các hành vi bất lợi và tăng cường tương tác xã hội thông qua âm nhạc. Theo đó trị liệu âm nhạc rất hấp dẫn vì nó giúp trẻ vượt qua giới hạn ngôn ngữ và đưa đến thế giới cảm xúc. Đây được cho là một thế giới lạ lùng mà trẻ tự kỷ khó tiếp cận hơn so với trẻ bình thường. Bởi vì âm nhạc có thể đi sâu vào tiềm thức mà trẻ không hề hay biết.
Mặc khác trẻ em bị tự kỷ trong khi nhận thức chỉ hiểu được nghĩa đen, nghĩa thực tại hiện hữu của sự vật. Đồng thời gặp khó khăn trong việc hiểu nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ. Ở đây, âm nhạc có lợi vì giúp trẻ thưởng thức nhạc theo nghĩa đen mà không cần theo dõi diễn biến trừu tượng của bản nhạc.
Lao động trị liệu
Phương pháp này hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động hằng ngày tại nhà. Thông thường, các hoạt động phải phù hợp với khả năng và sức khỏe của trẻ. Điều này giúp trẻ tự kỷ hiểu rõ hơn về các sự vật và hiện tượng của tự nhiên. Điều này đặc biệt quan trọng cho tương lai của trẻ khi bước vào cuộc sống độc lập và phải tự chăm sóc bản thân.
Bấm huyệt
Đây là một phương pháp điều trị bệnh sử dụng ngón tay cái hoặc các ngón khác và lòng bàn tay. Đôi khi kết hợp với dụng cụ cơ học. Theo định nghĩa của Bộ Y tế Nhật Bản. Mục đích của bấm huyệt là điều chỉnh các rối loạn chức năng, duy trì sức khỏe, tạo hưng phấn, điều trị một số bệnh đặc thù.
Ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Việt Nam, bấm huyệt được áp dụng nhiều cho trẻ tự kỷ. Một số phụ huynh cho rằng việc kết hợp nhiều phương pháp, trong đó có bấm huyệt và châm cứu sẽ giúp trẻ em bị tự kỷ tiến bộ hơn.
Tuy nhiên, phương pháp vẫn chưa có bằng chứng về mặt khoa học trong nhóm các phương pháp y sinh học. Thế nhưng hiệu quả mà bấm huyệt mang lại không thể nào chối cãi.
Tương tác với động vật
Động vật trị liệu là một phương pháp khác hỗ trợ trẻ tự kỷ. Khác với các đồ vật, hình ảnh hay đồ dùng học tập – những công cụ trị liệu vô tri vô giác chịu sự tác động thụ động của con người. Trong khi động vật có những phản ứng tự nhiên và không theo hướng dẫn hãy chỉ đạo của con người.
Khi trẻ tương tác với động vật, đó chính là mối quan hệ tương tác hai chiều. Bởi vì con vật có thể tuân theo ý muốn của con người và cũng có thể không tuân theo. Mối tương tác này diễn ra theo chiều hướng phong phú hơn rất nhiều khi tương tác với đồ vật.
Dã ngoại
Hoạt động này nhằm thay đổi môi trường, đưa trẻ tự kỷ vào một môi trường mới lạ để kích thích tính tò mò và giúp trẻ thu thập thông tin. Bên cạnh đó, dã ngoại còn giúp “khai thông” những hoạt động sinh hoạt và học tập nhàm chán vốn lặp đi lặp lại trong môi trường quen thuộc.
Khi tham gia dã ngoại, trẻ còn có thể phát triển tối đa tất cả các giác quan. Điều này giúp trẻ phát triển nhận thức thế giới và cảm nhận cơ thể tốt hơn.
Cách phòng ngừa bệnh tự kỷ ở trẻ em
Như đã đề cập ở trên, tự kỷ là một bệnh lý không thể ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên, có một số cách đơn giản giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ em. Chẳng hạn
- Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ: Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ có thể giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ.
- Thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ: Thường xuyên tương tác với trẻ bằng các hoạt động tạo kích thích trí não, giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, trí tuệ và các kỹ năng xã hội.
- Điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ sớm: Việc phát hiện và điều trị các vấn đề tâm thần như rối loạn tăng động giảm chú ý, chứng trầm cảm, lo âu và các rối loạn khác sớm có thể giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ.
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Việc giảm thiểu thời gian trẻ dành cho các thiết bị điện tử như: Điện thoại, máy tính bảng, tivi, video game,… có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Trẻ cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Lời kết
Trên đây là những phương pháp điều trị tiêu biểu có thể áp dụng đối với trẻ tự kỷ. Khi khoa học chưa tìm ra nguyên nhân và phương pháp trị liệu triệt để, thì phụ huynh có thể áp dụng những cách trên để cải thiện tình trạng bệnh tự kỷ ở bé.